Tạo trang landing page chốt sales chuyên nghiệp bằng Google Sites

Sử dụng Google Sites tạo trang langding page bán hàng chuyên nghiệp

Chào mừng quay trở lại với seri hướng dẫn tạo Ma Trận SEO, bài này bạn sẽ được hướng dẫn tạo landing page bằng Google Site, một trong những siêu phẩm ẩn mình của Google.

Giới thiệu chút về Google Site

Đây là sản phẩm rất lâu đời của Google và có 2 phiên bản Classic Google Sites và New Google Sites. Có một sự thật hơi đau lòng giới làm website trên toàn thế giới là mặc dù tạo ra Search Engine siêu khủng là Google Search và bắt các nên tảng tạo website khác phải theo mình nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau trong bảng sếp hạng từ khóa. Google vẫn tạo ra một vũ khí siêu mạnh để lên top Google Search siêu nhanh – đó chính là Google Sites. Vừa bán Boongke vừa bán tên lửa phá Boongke. Đó là phương châm kinh doanh doanh của người Mỹ mà.

Tốc độ lên top của Google Site chỉ đứng sau Youtube (vì code Youtube bị khóa hoàn toàn còn Google Site vẫn cho phép người dùng thay đổi nội dung các thành phần quan trọng ảnh hưởng đến việc index và lên top) và Quân đã từng test với từ khóa lên top trong…10 PHÚT. Nó làm các tuyên bố của của các SEOer kỳ cựu rằng từ khóa chỉ có thể lên sau vài ngày đến vài tháng trở nên vô nghĩa.

Nhưng có một vấn đề nhỏ là khi mới thành lập Google Site siêu siêu xấu. Nó làm cho trải nghiệm người dùng rất tệ. Không ai muốn bán hàng trên một website nhanh nhưng xấu đến vậy. Chưa kể giao diện của nó chắc chỉ mấy anh lập trình viên – coder …thích.

Nhưng may thay Google đã chịu lắng nghe người dùng. Năm 2016 New Google Site ra đời với:

  • Giao diện kéo thả không cần dòng lệnh nào cả
  • Tương thích mọi thiết bị màng hình từ di động đến máy bàn
  •  Có thể trỏ domain riêng của người dùng như https://lethanhhongquan.com thay vì http://sites.google.com/view/le-thanh-hong-quan-courses
  • Có thể phần quyền cho người khác chỉnh sửa và quản trị nhanh chóng
  • Hỗ trợ mã nhúng HTML and JavaScript
  • Menu từng tầng
  • Tuyệt vời nhất là tự động kết nối tất cả các dịch vụ của Google như Youtube, Map, Drive, Calendar, Doc, Slide, Sheet, Form, Chart trong cùng một giao diện quản trị (hồi xưa muốn nhúng mấy dịch vụ của Google thì lấy mã nhúng rất lằng nhằng)
  • Layout tự động siêu nhanh để thiết kế trang theo ý mình
  • Hỗ trợ giao diện tiếng Việt đầy đủ không bị bỏ dấu (hỗ trợ font unicode)
  • Tuy nhiên dù gì Google là sản phẩm của Google nên chưa cho tùy biến CSS (hiệu ứng trang)
  • Và tất nhiên rồi, tốc độ index trên cả tuyệt vời, siêu nhanh. Quân đã test và dạy học viên làm ngày trong lớp khi từ khóa lên top trong 10 phút.

Bạn có thể tham khảo thêm website https://lethanhhongquan.com

Chú ý quan trọng khi index

Đúng là tạo ra website Google Sites cực dễ, nhưng không phải cứ PUBLISH là Google index đâu nhé. Bạn cần phải thực hiện lưu ý sau đây để chắc chắn website sẽ được Google index.

Thành phần sẽ được index trong page

Bạn hãy xem các ví dụ sau đây

Ở ví dụ này Google đã lấy đoạn đầu tiên của website để trở thành phần meta description trong kết quả tìm kiếm và Quân đã khéo léo viết 1 câu gợi mở để kích thích khách hàng click vào

Ở ví dụ này Google lại lấy phần văn bản đầu tiên của footer (chân trang) để trở thành meta description. Quân giới thiệu bản thân ấn tượng cũng để xây dựng thương hiệu cá nhân mình

 

Ở ví dụ này, cùng là 1 trang nhưng khi search 2 từ khóa khác nhau, Google lại lấy đoạn thứ 2 vì nó nghĩ sẽ phù hợp hơn. Như vậy việc lấy đoạn nào do Google thôi bạn à, quan trọng bạn viết cho gần gủi với keyword.

 

Ở ví dụ này Google lại lấy đoạn đầu do tên mình trùng với keyword. Vậy đa số Google sẽ lấy đoạn đầu tiên nhé.

Công thức chung sẽ là đoạn đầu tiên bạn nên phân làm 2 phần Heading  và paragragh. Trong đó từ khóa sẽ ở đoạn Heading và phần mô tả kêu gọi người dùng click vào link ở paragragh

 

Còn một lưu ý quan trọng nữa là bạn nên chèn từ khóa vào site name (tên website) và page name (tên trang) để chắn chắn rằng Google sẽ đánh giá bạn phù hợp với keyword (từ khóa) khi website bạn được index. Có như thế chắn chắn bạn sẽ an vị trên top Google tại vị trí số 1 trang 1.

Tracking – theo dõi website bằng Google Analytics

Bạn vào https://analytics.google.com để lấy mã tracking code

Chèn vào phần site analytics

Bạn hãy thử truy cập vào website của mình, nếu số tracking đã nhảy số thì bạn đã hoàn tất.

Tùy chỉnh quan trọng trong Google Search Console – Google Web Master Tool

Tuy nhiên Google vẫn chưa index website bạn đâu nếu bạn chưa làm bước cuối cùng này. Đầu tiên bạn vào

https://search.google.com/search-console hoặc tìm từ khóa

Bạn chọn old version

Ở phiên bản tiếng Việt bạn bấm 2 nút tìm nạp và tìm nạp và hiển thị. Sau đó Google sẽ xác nhận bạn không phải robot, hãy kiên nhẫn vì đôi lúc nó xác minh hơi kỹ. Sau đó bạn hãy bấm chọn tùy chọn: tất cả các liên kết đi kèm (nếu việc này bị lỗi thì cũng đừng lo lắng, hãy chọn tùy chọn trên: chỉ tìm nạp trang này)

Ở phiên bản tiếng anh:

  • Chữ Thu thập dữ liệu thay bằng: Crawl
  • Chữ Tìm nạp như Google thay bằng: Fetch as Google
  • Chữ Tìm nạp thay bằng:  Index
  • Chữ Tìm nạp và hiển thị thay bằng: Index & rendering

Sau khi hoàn tất bước này khi bạn thêm mới các trang thì Google cũng sẽ tự động tìm kiếm và index trang của bạn. Thật ra trong một số trường hợp Google cũng có thể tự tìm thấy website của bạn mà bạn không cần làm gì. Nhưng nó tốn cả tháng thậm chí hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh nhau khốc liệt thì tốc độ lên top sẽ cũng cố vị trí của bạn và tất nhiên doanh số của bạn nữa. Chúc bạn thành công!

Cập nhật cách index Google site bằng công cụ mới của Search Console

Kể từ ngày 28/03/2019 giao diện cũ của Search Console sẽ bị vô hiệu, bạn buộc phải chuyển sang giao diện mới và tính năng Crawl – > Fetch as Google sẽ không còn hoạt động trên phiên bản cũ nữa. Đừng lo lắng sau đây Quân sẽ hướng dẫn bạn cách index bằng giao diện mới và tính năng mới có tên URL Inspection Tool (Công cụ Kiểm tra URL)


Bạn truy cập https://search.google.com/

  • Bấm URL Inspection
  • Nhập url (đường dẫn website của bạn) (nhớ có cả dấu /)
  • Bấm REQUEST INDEXING

Khi inex xong Google sẽ cho bạn biết thời điểm, tình trạng thành công chưa và loại thiết bị di động hay máy bàn

Thậm chí kể cả phiên bản di động cũng sẽ có thông số

Bạn có thể kiểm tra bằng nút LIVE TEST xem trang của bạn đã được index chưa, nếu được báo URL is available to Google là bạn yên tâm nhé

Đối với các website sử dụng mã nguồn WordPress có hỗ trợ Sitemap (bản đồ site) thì bạn làm như sau:

Các web Google Site không cần phải làm bước này vì Google site không hỗ trợ sitemap

  • Bấm dấu chấm hỏi
  • Chọn See the XML sitemap

  • Copy sitemap_index.xml

  • Dán vào Add a new sitemap
  • Bấm SUBMIT
  • Bạn sẽ thấy tình trạng Success và thời gian index (như vậy là OK)

  • Sau một khoảng thời gian, Google sẽ thu thập dữ liệu và báo cáo tình trạng lập chỉ mục (indexing) và các từ khóa tìm kiếm mà Google đã index website của bạn

Mục lục bài giảng

Công thức 4 bước để tìm kiếm thị trường cho người thu nhập cao

Cuốn sách giúp bạn đạt tự do tài chính

Hướng dẫn chi tiết từng bước phương pháp kiếm 10.000.000đ/ngày

  • Quy luật tâm lý của khách hàng
  • Cách tạo ra "máy in tiền" bằng website không cần dòng lệnh
  • Công thức 4 bước để tìm kiếm thị trường cho người thu nhập cao
  • Hướng dẫn tạo nguồn thu nhập 1.000.000 đ/ngày bằng mô hình kinh doanh khóa học trực tuyến

Quyền lợi:

  • Truy cập không giới hạn E-learning video bài giảng
  • Tham gia lớp AI-MMO dành riêng cho học viên 
Mua ngay tại SHOPEE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *